Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Nguyễn Thị Phương: Người giữ hồn xẩm Hà thành


Nhan sắc mặn mòi, lại thông minh, lém lỉnh và có giọng hát trời phú, nghĩa là sở hữu nhiều điều mà một người cần có để tìm đến làng âm nhạc trẻ trung, song chị lại chọn cho mình một loại hình nghệ thuật dân gian, đó là hát xẩm.

Rồi suốt những năm tháng qua, chị miệt mài trên lối đi riêng ấy. Đó là nghệ sỹ trẻ Nguyễn Thị Phương. 

Sinh ra trên vùng “đất mỏ,” Thu Phương sớm đã bộc lộ năng khiếu với âm nhạc dân gian từ thủa nhỏ. Tố chất ấy thể hiện rõ ở năm lên 3 tuổi, khi Phương đã có thể líu lo hát bài xẩm“Mục hạ vô nhân” cùng những khúc dân ca Việt Nam.

Chương trình “Sân khấu truyền hình” chiếu trên tivi vào tối thứ 7 cũng luôn là “món ăn tinh thần” được cô bé con ấy háo hức mong chờ nhất. Thu Phương “say” chương trình này đến nỗi trong khi anh trai, em gái đều lăn ra ngủ thì vẫn mải mê theo dõi từ đầu đến cuối các vở tuồng, chèo, cải lương. 

Những giai điệu mượt mà, sâu lắng của âm nhạc dân làm cô gái sinh năm Ất Sửu cứ nghe đi, nghe lại mãi không chán. Rồi lớn lên, những chuyến đi cùng gia đình, bạn bè sang Bắc Ninh, nghe quan họ cổ không nhạc đệm, nghe giọng hát vang, rền, nền, nảy của các liền anh liền chị Kinh Bắc, khiến cô gái trẻ mê mẩn như bị bắt mất hồn. Từ ấy, ước mơ lớn nhất Phương là được trở thành nghệ sỹ hát nhạc dân gian. 

Thấy cô con gái “rượu” mê nhạc nhạc dân tộc như vậy song do gia cảnh thuần nông không có điều kiện, lại e ngại lời đàm tiếu “xướng ca vô loài” nên mẹ Phương một lòng muốn cô lớn lên thì học lấy cái nghề ổn định chứ dứt khoát không chiều theo ý muốn của Phương. 

Nghe lời mẹ, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh, Thu Phương cùng bạn bè mở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp để trang trải cuộc sống… 

Nhưng tình yêu với những làn điệu dân gian vẫn không ngừng âm ỉ trong cô. Rồi một lần tình cờ, hay tin Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tuyển người có tâm huyết để đào tạo hát xẩm và hát trống quân, niềm đam mê bấy lâu trong cô gái trẻ lại bùng lên. 

Sau một tuần thức trắng, Thu Phương quyết định gọi điện đến Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam gặp nhạc sỹ Thao Giang để trình bày nguyện vọng của mình. Nhận được cái gật đầu đồng ý của nhạc sỹ, cô quyết định vượt qua sự ngăn cản của cha mẹ để lên Hà Nội bắt đầu một chặng đường mới. 

“Buổi nghe Thu Phương thử giọng không chỉ có tôi mà còn có các nghệ sỹ ở Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam như nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan, nghệ sỹ ưu tú Văn Ty và nghệ sỹ nhân dân Xuân Hoạch. Khi cô gái này cất tiếng hát, ai cũng vui mừng nhận thấy tố chất, năng khiếu của cô gái này, đồng thời ấn tượng trước chất giọng khàn khàn, nhấm nhẳng, giàu cảm xúc, có sức cuốn hút kỳ lạ của Thu Phương. Mọi người đã tin rằng Thu Phương sẽ là một nghệ sỹ xẩm đích thực. Cũng vì thế, các nghệ sỹ ở Trung tâm đã dồn tâm huyết truyền dạy hết các ngón nghề cho Thu Phương,” nhạc sỹ Thao Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam kể lại. 

Được tuyển vào Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam, thế nhưng, học về nhạc mà hành trang của Thu Phương lúc đó chỉ vẻn vẹn bảy nốt nhạc, còn hát thì mang tính bản năng. 

“Các thầy phải dạy tôi tất cả, từ cách nhả chữ, rung, luyến, cách hát làm sao phải tròn vành, rõ chữ, rồi khắc phục cả lỗi tiếng địa phương. Vì thế, để bù đắp lại những thiếu hụt của bản thân, tôi lao vào học: một ngày học trên trung tâm 10 tiếng, về nhà lại lao đầu vào sách vở tự học….,” Thu Phương nhớ lại. 

Khó khăn là vậy, nhưng như con cá được thả vào dòng nước, từ năng khiếu thiên bẩm, sự nỗ lực của bản thân, lại thêm sự dìu dắt của các nghệ sỹ, nên chỉ sau 3 tháng học, cô đã được nhận làm nhân viên chính thức của Trung tâm. 

Và rồi, cô gái trẻ cũng được Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tin tưởng cho ra biểu diễn “trình làng” cùng các nghệ sỹ tên tuổi vào các đêm xẩm ở chợ Đồng Xuân trong chương trình "Hà Nội 36 phố phường."


Video Thu Phương hát Xẩm tại Chợ Đồng Xuân

Trong chương trình đó, ngoài hát bè và biểu diễn minh họa trong bài xẩm "Mục hạ vô nhân," cô còn thường tự mình thể hiện tác phẩm "Theo Đảng trọn đời" nhuần nhuyễn và truyền cảm với sự gần gũi, lột tả cảm xúc chân thật, sâu sắc. 

Còn khán giả chợ đêm Đồng Xuân cũng nhanh chóng quen và nhớ gương mặt, giọng hát của nghệ sỹ trẻ Thu Phương. Nhiều người còn bảo rằng đã đến chợ Đồng Xuân mà không dừng lại nghe Thu Phương hát xẩm thì chưa thực sự được hưởng trọn cái thú vị của một tối lang thang phố cổ. 

Kể về những chuyến lưu diễn, Thu Phương bảo rằng, nhớ nhất là lần ở quê nhà vào mùng 4 Tết, bà con nghe thông báo có đoàn nghệ thuật tới biểu diễn nên kéo đến nườm nượp. 

Tối ấy, Phương trình bày bài xẩm “Theo Đảng trọn đời”  tái hiện hình ảnh người mẹ bế đứa con nhỏ đi hát để kiếm sống. Nghe Phương hát, ai nấy đều xúc động. Nhưng chỉ đến lúc Phương cúi chào, các cô các bác mới nhận ra “cái Phương, cái Phương làng mình hát chứ làm gì có bà mẹ bế con đi hát rong nào!” Họ không thể ngờ cô bé ngày nào nay lại thành nghệ sỹ hát xẩm hay đến thế. 

Không chỉ tham gia các buổi biểu diễn phục vụ quần chúng, Thu Phương còn thường xuyên tham gia các chương trình của Đài truyền hình, Đài tiếng nói, biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước, và tham gia hướng dẫn miễn phí cho những người yêu thích hát xẩm, hát trống quân. 

Đến nay, các lớp học miễn phí này đã thu hút được nhiều học viên tham gia, với đủ các lứa tuổi. Phương kể rằng có những em nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến để học hát, nhìn các em say sưa học, tôi tin rằng trong tương lai, hát xẩm sẽ không dễ gì bị mai một. 

Từ mong ước thủa bé thơ để rồi liều lĩnh dấn thân theo sự lựa chọn của riêng mình và nay trở thành Thu Phương - nghệ sỹ hát xẩm tên tuổi trong làng nhạc dân gian Việt Nam. Tất cả chỉ đều là vì nghệ thuật, vì niềm đam mê với nghệ thuật cha ông. Điều đó cho thấy, phải có những người dành trọn tâm hồn cho nghệ thuật, theo nghệ thuật đến tận cùng thì mới làm nên sự đặc sắc của nghệ thuật./. 
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015



Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc (còn gọi là Lễ hội Thuyền rồng) cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.[1]
Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao(thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.

Truyền thuyết tại Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng coi ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ. Chưa rõ tục lệ và nguồn gốc liên quan đến ngày mùng 5 tháng 5 của người Hàn Quốc như thế nào, nhưng trong bài báo "Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì" đăng trên báo Tuổi Trẻ, trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan ngọ vào ngày 5 tháng 5 là "di sản văn hoá phi vật thể" của Hàn Quốc. 
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều học sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá. Bài báo có đoạn viết:
Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian.

Việt Nam


Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.

Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Nét ẩm thực đặc biệt
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn.) Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Lời bài hát: Người ở đừng về
Người ơi! Người ởi đừng về, Người ơi! Người ởi đừng về 
Người về em vẫn (í i ì i) nay, Có mấy khóc i thầm 
Đôi bên là bên sóng đôi vạt áo 
Mà này cũng có a ướt đầm Ướt đầm như mưa. 
Người ơi! Người ởi đừng về, 
Người về em vẫn (í i ì i nay có mấy) trông theo, 
Trông (ư ư) nước bây giờ mà như nước chảy, 
(Mà này cũng có trông a bèo. Trông bèo (là) bèo trôi. 
Người ơi! Người ởi đừng về. 
Người về, em dặn (í i ì i) nay có mấy tái (i) hồi 
Yêu (í a), em là em mong anh xin chớ 
mà này cũng có a, đứng ngồi đứng ngồi với ai. 
Người ơi! Người ở đừng về. Người ơi! Người ở đừng về. 
(Người về em dặn đôi lời, đâu hơn người kết đâu bằng người đợi chúng em 
Người về em dặn đôi lời, yêu em xin chớ đứng ngồi với ai) 
Người về em vẫn (í i ì i) nay, Có mấy khóc i thầm 
Đôi bên là bên sóng đôi vạt áo 
Mà này cũng có a ướt đầm Ướt đầm như mưa. 
Người ơi! Người ởi đừng về, 
Người về em vẫn (í i ì i nay có mấy) trông theo, 
Trông (ư ư) nước bây giờ mà như nước chảy, 
(Mà này cũng có trông a bèo. Trông bèo (là) bèo trôi. 
Người ơi! Người ởi đừng về. 
Người về, em dặn (í i ì i) nay có mấy tái (i) hồi 
Yêu (í a), em là em mong anh xin chớ 
mà này cũng có a, đứng ngồi đứng ngồi với ai. 
Người ơi! Người ở đừng về. Người ơi! Người ở đừng về.

Lời bài hát: Nắng ấm quê hương
Anh đến quê em một chiều nắng ấm, Tiếng hát quê hương du dài theo sóng Thái Bình ơi Thái Bình, Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ Mà trong nắng trong mưa, Lúa vẫn lên xanh tốt, Mà trong bom trong đạn Đất vẫn cứ sinh sôi. Thái Binh ơi, sao mà yêu đến thế, Anh yêu em Diêm diền rừng phi lao gió hát Anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu, Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà, Mời thầy mẹ sang chơi, Để em thưa, để anh thưa Cho em về quê mình, cùng làm lúa, cùng làm đay, cùng dệt cói, cùng đan mây Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc, Làm giàu cho quê hương. Hỡi người em gái mà anh yêu thương Thái Bình ta đó, mà em yêu thương Miền quê đó Thái Bình Để lòng ta yêu thương


Lời bài hát: Những cô gái trên quê hương quan họ
Trên quê hương quan ( í ) họ ( i ) 
Một làn nắng ( i ) cũng mang điệu dân ca 
Giữa mùa lúa thơm cánh cò bay đẹp như trong mộng ( i ) 
Những cô tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong mùa trẩy hội 

A quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảng đang ( i) 
Việc nước việc nhà vẹn toàn nắng mưa nhọc nhằn vẫn ( ư ) tươi duyên 

Yêu quê hương quan ( i ) họ ( i ) 
Từ đồng lúa ( i ) đến con đò ven sông 
Giữa mùa chiến công xóm làng xưa lại ngân câu hò ( i ) 
Lúa xanh mướt đồng quê ta tuếp bài ca chiêm mùa mở hội 

Đây quê hương ta gái thay trai tay súng tay cầy đảm đang ( i ) 
Giặc đến giặc không đường về, lúa xanh mùa mùa vẫn ( ư ) tươi xanh 

Ai ngang qua Đông ( ư ) Hồ ( ư ) 
Một chiều nắng ( ư ) rẽ thăm nàng Tố nữ 
Ba mùa gối nhau gái hội lim dàn quân trên đồng ( i ) 
Lúa năm tấn vượt lên xanh ngát màu xanh trên tầm đạn thù 

A quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang ( i ) 
Việc nước việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn ( ư ) tươi duyên 

Trên quê hương bao ( i ) đời ( i ) 
Từng ngày tháng ( i ) viết nên ngàn câu thơ 
Sông Cầu nước xuôi đất nghìn năm dệt nên trang sử ( i ) 
Đứng lên với đồng quê cô gái Việt Nam bao mùa trưởng thành 

Đây quê hương ta gái thay trai tay súng tay cầy đảm đang ( i ) 
Giặc đến giặc không đường về lúa xanh mùa mùa vẫn ( ư ) tươi xanh.

Lời bài hát: Em hát anh nghe
Em hát cho anh nghe 
Điệu dân ca của mọi miền Tổ quốc 
Khi anh đang ngày đêm trên chốt 
Hay đứng canh nơi hải đảo xa 
Mà em hát anh nghe điệu ơ Lý... a Lý thương nhau... 
Câu hát rằng tình người mộc mạc 
Đôi lứa yêu nhau lời Quan Họ em hát 
Hát: "Người ơi...Người ơi người ở đừng về..." 
À ơi... ơi... nhớ... 
Nhớ năm xưa Bác tìm đường cứu nước 
Khi con tàu rời bến đi xa 
Điệu dân ca Bác ấp ủ tình thương 
Đã theo Người đi khắp nẻo đường 
Câu hát trăm miền đổ lại 
Tổ quốc đẹp trong mỗi khúc dân ca 
Để cành lá, mỗi nhành hoa 
Mỗi dòng sông đều thắm máu bao đời 
Khúc dân ca nghe dạt dào tha thiết 
Nhắn gửi anh... người chiến sĩ 
Giữ lấy... giữ lấy... đất trời của ta 
Hãy giữ lấy biển rộng bao la 
Cho Tổ quốc mình đẹp muôn màu hoa 
Và dịu dàng trong mỗi khúc dân ca.... 

Giữ lấy... giữ lấy... đất trời của ta 
Hãy giữ lấy biển rộng bao la 
Cho Tổ quốc mình đẹp muôn màu hoa 
Và dịu dàng... trong mỗi khúc... dân ca....

Người quản trị chinhdv | Diễn đàn Facebook