Nguyễn Thị Phương: Người giữ hồn xẩm Hà thành
Nhan sắc mặn mòi, lại thông minh, lém lỉnh và có giọng hát trời phú, nghĩa là sở hữu nhiều điều mà một người cần có để tìm đến làng âm nhạc trẻ trung, song chị lại chọn cho mình một loại hình nghệ thuật dân gian, đó là hát xẩm.
Rồi suốt những năm tháng qua, chị miệt mài trên lối đi riêng ấy. Đó là nghệ sỹ trẻ Nguyễn Thị Phương.
Sinh ra trên vùng “đất mỏ,” Thu Phương sớm đã bộc lộ năng khiếu với âm nhạc dân gian từ thủa nhỏ. Tố chất ấy thể hiện rõ ở năm lên 3 tuổi, khi Phương đã có thể líu lo hát bài xẩm“Mục hạ vô nhân” cùng những khúc dân ca Việt Nam.
Chương trình “Sân khấu truyền hình” chiếu trên tivi vào tối thứ 7 cũng luôn là “món ăn tinh thần” được cô bé con ấy háo hức mong chờ nhất. Thu Phương “say” chương trình này đến nỗi trong khi anh trai, em gái đều lăn ra ngủ thì vẫn mải mê theo dõi từ đầu đến cuối các vở tuồng, chèo, cải lương.
Những giai điệu mượt mà, sâu lắng của âm nhạc dân làm cô gái sinh năm Ất Sửu cứ nghe đi, nghe lại mãi không chán. Rồi lớn lên, những chuyến đi cùng gia đình, bạn bè sang Bắc Ninh, nghe quan họ cổ không nhạc đệm, nghe giọng hát vang, rền, nền, nảy của các liền anh liền chị Kinh Bắc, khiến cô gái trẻ mê mẩn như bị bắt mất hồn. Từ ấy, ước mơ lớn nhất Phương là được trở thành nghệ sỹ hát nhạc dân gian.
Thấy cô con gái “rượu” mê nhạc nhạc dân tộc như vậy song do gia cảnh thuần nông không có điều kiện, lại e ngại lời đàm tiếu “xướng ca vô loài” nên mẹ Phương một lòng muốn cô lớn lên thì học lấy cái nghề ổn định chứ dứt khoát không chiều theo ý muốn của Phương.
Nghe lời mẹ, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh, Thu Phương cùng bạn bè mở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp để trang trải cuộc sống…
Nhưng tình yêu với những làn điệu dân gian vẫn không ngừng âm ỉ trong cô. Rồi một lần tình cờ, hay tin Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tuyển người có tâm huyết để đào tạo hát xẩm và hát trống quân, niềm đam mê bấy lâu trong cô gái trẻ lại bùng lên.
Sau một tuần thức trắng, Thu Phương quyết định gọi điện đến Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam gặp nhạc sỹ Thao Giang để trình bày nguyện vọng của mình. Nhận được cái gật đầu đồng ý của nhạc sỹ, cô quyết định vượt qua sự ngăn cản của cha mẹ để lên Hà Nội bắt đầu một chặng đường mới.
“Buổi nghe Thu Phương thử giọng không chỉ có tôi mà còn có các nghệ sỹ ở Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam như nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan, nghệ sỹ ưu tú Văn Ty và nghệ sỹ nhân dân Xuân Hoạch. Khi cô gái này cất tiếng hát, ai cũng vui mừng nhận thấy tố chất, năng khiếu của cô gái này, đồng thời ấn tượng trước chất giọng khàn khàn, nhấm nhẳng, giàu cảm xúc, có sức cuốn hút kỳ lạ của Thu Phương. Mọi người đã tin rằng Thu Phương sẽ là một nghệ sỹ xẩm đích thực. Cũng vì thế, các nghệ sỹ ở Trung tâm đã dồn tâm huyết truyền dạy hết các ngón nghề cho Thu Phương,” nhạc sỹ Thao Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam kể lại.
Được tuyển vào Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam, thế nhưng, học về nhạc mà hành trang của Thu Phương lúc đó chỉ vẻn vẹn bảy nốt nhạc, còn hát thì mang tính bản năng.
“Các thầy phải dạy tôi tất cả, từ cách nhả chữ, rung, luyến, cách hát làm sao phải tròn vành, rõ chữ, rồi khắc phục cả lỗi tiếng địa phương. Vì thế, để bù đắp lại những thiếu hụt của bản thân, tôi lao vào học: một ngày học trên trung tâm 10 tiếng, về nhà lại lao đầu vào sách vở tự học….,” Thu Phương nhớ lại.
Khó khăn là vậy, nhưng như con cá được thả vào dòng nước, từ năng khiếu thiên bẩm, sự nỗ lực của bản thân, lại thêm sự dìu dắt của các nghệ sỹ, nên chỉ sau 3 tháng học, cô đã được nhận làm nhân viên chính thức của Trung tâm.
Và rồi, cô gái trẻ cũng được Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tin tưởng cho ra biểu diễn “trình làng” cùng các nghệ sỹ tên tuổi vào các đêm xẩm ở chợ Đồng Xuân trong chương trình "Hà Nội 36 phố phường."
Rồi suốt những năm tháng qua, chị miệt mài trên lối đi riêng ấy. Đó là nghệ sỹ trẻ Nguyễn Thị Phương.
Sinh ra trên vùng “đất mỏ,” Thu Phương sớm đã bộc lộ năng khiếu với âm nhạc dân gian từ thủa nhỏ. Tố chất ấy thể hiện rõ ở năm lên 3 tuổi, khi Phương đã có thể líu lo hát bài xẩm“Mục hạ vô nhân” cùng những khúc dân ca Việt Nam.
Chương trình “Sân khấu truyền hình” chiếu trên tivi vào tối thứ 7 cũng luôn là “món ăn tinh thần” được cô bé con ấy háo hức mong chờ nhất. Thu Phương “say” chương trình này đến nỗi trong khi anh trai, em gái đều lăn ra ngủ thì vẫn mải mê theo dõi từ đầu đến cuối các vở tuồng, chèo, cải lương.
Những giai điệu mượt mà, sâu lắng của âm nhạc dân làm cô gái sinh năm Ất Sửu cứ nghe đi, nghe lại mãi không chán. Rồi lớn lên, những chuyến đi cùng gia đình, bạn bè sang Bắc Ninh, nghe quan họ cổ không nhạc đệm, nghe giọng hát vang, rền, nền, nảy của các liền anh liền chị Kinh Bắc, khiến cô gái trẻ mê mẩn như bị bắt mất hồn. Từ ấy, ước mơ lớn nhất Phương là được trở thành nghệ sỹ hát nhạc dân gian.
Thấy cô con gái “rượu” mê nhạc nhạc dân tộc như vậy song do gia cảnh thuần nông không có điều kiện, lại e ngại lời đàm tiếu “xướng ca vô loài” nên mẹ Phương một lòng muốn cô lớn lên thì học lấy cái nghề ổn định chứ dứt khoát không chiều theo ý muốn của Phương.
Nghe lời mẹ, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh, Thu Phương cùng bạn bè mở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp để trang trải cuộc sống…
Nhưng tình yêu với những làn điệu dân gian vẫn không ngừng âm ỉ trong cô. Rồi một lần tình cờ, hay tin Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tuyển người có tâm huyết để đào tạo hát xẩm và hát trống quân, niềm đam mê bấy lâu trong cô gái trẻ lại bùng lên.
Sau một tuần thức trắng, Thu Phương quyết định gọi điện đến Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam gặp nhạc sỹ Thao Giang để trình bày nguyện vọng của mình. Nhận được cái gật đầu đồng ý của nhạc sỹ, cô quyết định vượt qua sự ngăn cản của cha mẹ để lên Hà Nội bắt đầu một chặng đường mới.
“Buổi nghe Thu Phương thử giọng không chỉ có tôi mà còn có các nghệ sỹ ở Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam như nghệ sỹ ưu tú Thanh Ngoan, nghệ sỹ ưu tú Văn Ty và nghệ sỹ nhân dân Xuân Hoạch. Khi cô gái này cất tiếng hát, ai cũng vui mừng nhận thấy tố chất, năng khiếu của cô gái này, đồng thời ấn tượng trước chất giọng khàn khàn, nhấm nhẳng, giàu cảm xúc, có sức cuốn hút kỳ lạ của Thu Phương. Mọi người đã tin rằng Thu Phương sẽ là một nghệ sỹ xẩm đích thực. Cũng vì thế, các nghệ sỹ ở Trung tâm đã dồn tâm huyết truyền dạy hết các ngón nghề cho Thu Phương,” nhạc sỹ Thao Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam kể lại.
Được tuyển vào Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam, thế nhưng, học về nhạc mà hành trang của Thu Phương lúc đó chỉ vẻn vẹn bảy nốt nhạc, còn hát thì mang tính bản năng.
“Các thầy phải dạy tôi tất cả, từ cách nhả chữ, rung, luyến, cách hát làm sao phải tròn vành, rõ chữ, rồi khắc phục cả lỗi tiếng địa phương. Vì thế, để bù đắp lại những thiếu hụt của bản thân, tôi lao vào học: một ngày học trên trung tâm 10 tiếng, về nhà lại lao đầu vào sách vở tự học….,” Thu Phương nhớ lại.
Khó khăn là vậy, nhưng như con cá được thả vào dòng nước, từ năng khiếu thiên bẩm, sự nỗ lực của bản thân, lại thêm sự dìu dắt của các nghệ sỹ, nên chỉ sau 3 tháng học, cô đã được nhận làm nhân viên chính thức của Trung tâm.
Và rồi, cô gái trẻ cũng được Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam tin tưởng cho ra biểu diễn “trình làng” cùng các nghệ sỹ tên tuổi vào các đêm xẩm ở chợ Đồng Xuân trong chương trình "Hà Nội 36 phố phường."
Video Thu Phương hát Xẩm tại Chợ Đồng Xuân
Trong chương trình đó, ngoài hát bè và biểu diễn minh họa trong bài xẩm "Mục hạ vô nhân," cô còn thường tự mình thể hiện tác phẩm "Theo Đảng trọn đời" nhuần nhuyễn và truyền cảm với sự gần gũi, lột tả cảm xúc chân thật, sâu sắc.
Còn khán giả chợ đêm Đồng Xuân cũng nhanh chóng quen và nhớ gương mặt, giọng hát của nghệ sỹ trẻ Thu Phương. Nhiều người còn bảo rằng đã đến chợ Đồng Xuân mà không dừng lại nghe Thu Phương hát xẩm thì chưa thực sự được hưởng trọn cái thú vị của một tối lang thang phố cổ.
Kể về những chuyến lưu diễn, Thu Phương bảo rằng, nhớ nhất là lần ở quê nhà vào mùng 4 Tết, bà con nghe thông báo có đoàn nghệ thuật tới biểu diễn nên kéo đến nườm nượp.
Tối ấy, Phương trình bày bài xẩm “Theo Đảng trọn đời” tái hiện hình ảnh người mẹ bế đứa con nhỏ đi hát để kiếm sống. Nghe Phương hát, ai nấy đều xúc động. Nhưng chỉ đến lúc Phương cúi chào, các cô các bác mới nhận ra “cái Phương, cái Phương làng mình hát chứ làm gì có bà mẹ bế con đi hát rong nào!” Họ không thể ngờ cô bé ngày nào nay lại thành nghệ sỹ hát xẩm hay đến thế.
Không chỉ tham gia các buổi biểu diễn phục vụ quần chúng, Thu Phương còn thường xuyên tham gia các chương trình của Đài truyền hình, Đài tiếng nói, biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước, và tham gia hướng dẫn miễn phí cho những người yêu thích hát xẩm, hát trống quân.
Đến nay, các lớp học miễn phí này đã thu hút được nhiều học viên tham gia, với đủ các lứa tuổi. Phương kể rằng có những em nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến để học hát, nhìn các em say sưa học, tôi tin rằng trong tương lai, hát xẩm sẽ không dễ gì bị mai một.
Từ mong ước thủa bé thơ để rồi liều lĩnh dấn thân theo sự lựa chọn của riêng mình và nay trở thành Thu Phương - nghệ sỹ hát xẩm tên tuổi trong làng nhạc dân gian Việt Nam. Tất cả chỉ đều là vì nghệ thuật, vì niềm đam mê với nghệ thuật cha ông. Điều đó cho thấy, phải có những người dành trọn tâm hồn cho nghệ thuật, theo nghệ thuật đến tận cùng thì mới làm nên sự đặc sắc của nghệ thuật./.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét